Những thông số kỹ thuật của laptop cần biết trước khi mua
Laptop hay còn gọi là máy tính xách tay là một thiết bị được thiết kế tinh xảo với kích thước nhỏ gọn giúp người sử dụng dễ dàng mang đi và làm việc ở nhiều địa điểm, địa hình khác nhau. Để tạo nên một chiếc laptop hoàn chỉnh gồm nhiều thành phần vật liệu, linh kiện điện tử, phần mềm trong đó có những thông số kỹ thuật quan trọng bạn cần phải biết:
CPU
CPU là từ viết tắt của chữ Central Processing Unit, tạm dịch là bộ xử lý trung tâm, là các mạch điện tử trong một máy tính, thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu cơ bản do mã lệnh chỉ ra. CPU là một phần quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳ thiết bị máy tính laptop nào. CPU càng mạnh có nghĩa là hệ thống hoặc thiết bị của bạn sẽ càng chạy nhanh hơn.
RAM
RAM là bộ nhớ lưu trữ thông tin của chương trình hay ứng dụng đang khởi chạy để cho các thành phần khác như CPU, GPU lấy thông tin và xử lí. Bộ nhớ RAM càng lớn đồng nghĩa với việc nó có thể chứa 1 lúc dữ liệu của nhiều chương trình đang chạy song song, do đó khả năng đa nhiệm (chạy nhiều ứng dụng cùng lúc) càng trơn tru, mượt mà.
Nếu không có RAM thì smartphone hay máy tính của chúng ta thậm chí không thể thực hiện những tác vụ cơ bản bởi việc truy cập các tệp dữ liệu sẽ cực kì chậm.
RAM được cấu tạo từ nhiều linh kiện nhỏ bao gồm điện trở, tụ điện, Transistor… chúng có nhiệm vụ cung cấp nguồn ổn định cho RAM. RAM có các thông số kỹ thuật như bus RAM, dung lượng RAM nên khi chọn mua RAM nâng cấp cho thiết bị, người dùng nên nghiên cứu kỹ các tiêu chí này.
Ổ cứng lưu trữ
Ổ cứng là thiết bị lưu trữ mọi dữ liệu cá nhân và chúng luôn được truy xuất thường xuyên trong quá trình sử dụng. Ổ cứng liên quan trực tiếp đến tốc độ khởi động máy, tốc độ chép xuất dữ liệu của máy, độ an toàn của dữ liệu cá nhân để trên máy.
Ổ cứng bao gồm các loại:
– Ổ cứng HDD (Hard Disk Drive): Đây là ổ cứng truyền thống, có cấu tạo dạng một đĩa tròn làm bằng nhôm (hoặc thủy tinh, gốm) được phủ vật liệu từ tính. Phần giữa ổ cứng sẽ có một động cơ để đọc và ghi dữ liệu kết hợp với những bo mạch điện tử có tác dụng điều khiển đầu đọc/ghi đúng vào vị trí của đĩa tròn khi đang quay để giải mã thông tin.
– Ổ cứng SSD (Solid State Drive): Đây là ổ cứng hiện đại mới được ra mắt, cấu tạo từ ở dạng thể rắn và vượt trội hơn hẳn ổ cứng HDD về tốc độ, nhiệt độ, độ an toàn dữ liệu và cả về điện năng tiêu thụ. Nói cách một chiếc máy tính được trang bị SSD sẽ khởi động trong vài giây và chắc chắn dưới một phút. Còn một chiếc ổ cứng HDD sẽ cần có thời gian để tăng tốc độ lên đến thông số kỹ thuật vận hành và sẽ tiếp tục là chậm hơn so với một ổ cứng SSD trong khi sử dụng bình thường.
– Ổ cứng Hybrid HD: Ổ cứng kết hợp giữa dung lượng của HDD và tốc độ truy cập của SSD. Bởi lẽ, Hybrid HD hoạt động dựa trên nguyên tắc là khi người dùng sử dụng máy, hệ thống sẽ kiểm tra những ứng dụng hay dữ liệu nào được sử dụng thường xuyên sẽ được lưu và ổ SSD, còn những ứng dụng, dữ liệu khác được lưu vào HDD. Ngắn gọn hơn thì HDD để lưu trữ dữ liệu và SSD để lưu các dữ liệu hay được sử dụng nhằm giúp CPU truy xuất nhanh hơn.
Card đồ họa
Card đồ họa là một bộ phận chịu trách nhiệm xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa bao gồm hình ảnh, video trên thiết bị để giúp mọi thứ sẽ trở nên sống động và mượt mà hơn.
Card đồ họa bao gồm 2 loại chính là:
– Card onboard (tích hợp): Đây là loại card đồ họa được nhà sản xuất tích hợp sẵn trên bo mạch (mainboard) sau này là nằm trên vi xử lý (CPU). Loại card đồ họa này chỉ đáp ứng nhu cầu đồ họa ở mức vừa phải mà thôi.
– Card đồ họa rời: cũng có tính năng công việc như card onboard nhưng card rời có đẩy đủ bộ phận riêng để hoạt động độc lập, chuyên xử lý tất cả dữ liệu về hình ảnh. Vì vậy nên những sãn phẩm có card rời sẽ cho hình ảnh đồ họa tốt hơn với card onboard cùng cấp độ. Các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp và game nặng yêu cầu laptop phải có card đồ họa rời.
Kích thước màn hình
Kích thước màn hình là một thông số rất quan trọng quyết định đến độ lớn nhỏ của màn hình. Nếu kích thước màn hình lớn đồng nghĩa với góc nhìn rộng hơn và mọi thứ ở trên màn hình cũng dễ dàng để sắp xếp dễ nhìn hơn. Ngược lại nếu kích thước màn hình nhỏ sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát mọi thứ hơn, kích thước tổng thể của laptop gọn nhẹ hơn nhưng lại khó sắp xếp và không thuận tiện cho công việc và sở thích của bạn cần sự thao tác liên tục.
Kích thước màn hình laptop phổ biến trên thị trường hiện nay: 12, 13, 14, 15, 17 inch. Trong đó laptop có kích thước 14 inch là được sử dụng nhiều nhất
Độ phân giải màn hình
Độ phân giải màn hình là số pixel trong mỗi chiều có thể được hiển thị. Kích thước màn hình thường được trích dẫn là Chiều rộng x Chiều cao (đơn vị pixels). Độ phân giải màn hình càng lớn thì hình ảnh hiển thị càng rõ nét chi tiết.
Độ phân giải màn hình bao gồm các mức:
- Độ phân giải SD (720X576) có nghĩa với màn hình đó có 720 hàng ngang và 576 cột dọc chứa các pixels.
- Độ phân giải HD (1280×720)
- Dộ phân giải HD+ (1600×900)
- Độ phân giải Full HD (1920 x 1080)
- Độ phân giải QHD hay 2K (2560×1440)
- Độ phân giải WQHD hay 3K (2880×1620)
- Độ phân giải UHD hay 4K (3840X2160)
- Ngoài ra Apple còn có chuẩn màn hình Retina là 2880×1800
Các cổng kết nối
Các cổng kết nối là bộ phận quan trọng để kết nối truyền tải dữ liệu, liên lạc giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi của máy tính đó. Mỗi máy tính đều được trang bị đầy đủ những cổng kết nối cơ bản nhất giúp người dùng thực hiện song song thêm nhiều tính năng.
Dưới đây là những cổng kết nối cơ bản, phổ biến nhất:
- PS/2: Kết nối chuột và bàn phím với máy tính
- Cổng Serial Port: Cổng nối tiếp
- Cổng song song Parallel Port (hay còn được gọi là cổng 36 chân Centronics): Kết nối giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi như máy in có sử dụng giao tiếp song song
- Các đầu nối âm thanh vòm (hay còn gọi là đầu nối TRS 3,5 mm): Kết nối loa hoặc các thiết bị đầu ra âm thanh khác với máy tính
- S/PDIF/TOSLINK: Kết nối hỗ trợ âm thanh kỹ thuật số và có thể được truyền bằng cáp RCA Audio đồng trục hoặc đầu nối TOSLINK sợi quang.
- Cổng VGA: Kết nối từ laptop tới các thiết bị trình chiếu (máy chiếu, màn hình ngoài…) thông qua dây cáp
- Mini-DVI: Cổng truyền tín hiệu DVI, composite, S-Video và VGA với các bộ điều hợp tương ứng
- Micro-DVI; Truyền tín hiệu kỹ thuật số
- Đầu nối RCA: Truyền tín hiệu video composite và âm thanh stereo qua ba cáp kết nối
- Component Video: Truyền các tín hiệu video analog và tín hiệu kỹ thuật số
- S-Video: Truyền tín hiệu video
- HDMI: Truyền tải tín hiệu video không nén và tín hiệu âm thanh cả nén hoặc không nén
- USB: Cổng thay thế các loại cổng nối tiếp, cổng song song, đầu nối PS/2, cổng trò chơi và làm cổng sạc điện cho các thiết bị di động
- RJ-45: Kết nối máy tính với Internet và giao tiếp với các máy tính khác hoặc thiết bị mạng khác
- RJ-11: Kết nối cho điện thoại bàn, modem hoặc ADSL
- e-SATA: Kết nối các thiết bị lưu trữ khối
Thời lượng pin
Thời lượng pin là yếu tố mà nhiều người đặc biệt quan tâm khi mua máy tính xách tay bởi nhu cầu làm việc thường xuyên di chuyển đòi hỏi lượng pin đáp ứng tối ưu.
Pin laptop được cấu tạo từ:
– Bo mạch: Đây là thành phần rất quan trọng chứa các thông tin giúp cho laptop có thể nhận dạng chính xác loại Pin phù hợp. Ở đây cũng là nơi chứa các mạch bảo vệ, mạch sạc, chip quản lý nguồn pin, các rơle và đầu giắc tiếp xúc với máy tính.
– Các Cell: Tùy từng loại mà ta có 3 – 4 – 6 – 8 – 9 hoặc 12 cell. Các viên Pin dung lượng lớn có thể có nhiều cell hơn nữa. Các cell phổ biến hiện nay là cell tròn, có dung lượng 2000mAh, 2200mAh, 2400mAh, 2600mAh. Cell vuông có dung lượng nhỏ hơn (1800mAh) và thường dùng trong các máy mỏng, nhẹ như IBM X30; Dell C400, ….
– Vỏ: Giữ và bảo vệ cell, mạch điện thành một khối gắn kết chặt chẻ. Tạo thành pin laptop hoàn chỉnh như chúng ta thường thấy.
Các thời lượng pin phổ biến là
- 3 cell: 2000mAh – 2800mAh
- 6 cell: 4000mAh – 5600mAh
- 9 cell: 6000mAh – 7800mAh
- 12 cell: 8000mAh – 1100mAh
Kích thước & trọng lượng
Kích thước & trọng lượng của màn hình tỉ lệ thuận với nhau, nên nếu chọn màn hình nhỏ thì laptop cũng sẽ có trọng lượng nhỏ. Ngoài ra, vẫn có những model cùng màn hình nhưng trọng lượng chênh nhau.
Thông thường,
– Màn hình từ 7 – 10 inch thì trọng lượng khoảng 1kg – 1.5 kg
– Màn hình từ 10 – 14 inch thì trọng lượng khoảng 1.5 – 1.9 kg
– Màn hình 14 inch thì trọng lượng khoảng 1.7 – 2.6 kg
– Màn hình từ 15 – 17 inch thì trọng lượng khoảng 2.4 – 2.7 kg
– Màn hình trên 17 inch thì trọng lượng khoảng trên 3kg, khá nặng nề và cồng kềnh
Hệ điều hành
Hệ điều hành là một phần mềm chạy trên máy tính và laptop, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính, các thiết bị di động.
Các hệ điều hành phổ biến trên máy tính là Windows, Mac OS X và Linux. Cụ thể những hệ điều hành nổi bật nhất là:
– Windows 10: Hệ điều hành này ra mắt 30/9/2014 và được biết với tính tương thích cao, bảo mật tốt, hỗ trợ nhiều ứng dụng và đặc biệt là hỗ trợ tối đa trải nghiệm trên màn hình cảm ứng. Ngoài ra, điểm nổi bật của hệ điều hành này khiến người dùng vô cùng hài lòng là kho ứng dụng riêng với nhiều ứng dụng độc đáo. Ngoài Windows 10, hiện tại còn có Window XP, Window 7, Windows 8.
– MacOS: Đây là lựa chọn hàng đầu cho người dùng thích sự mượt mà ổn định. MacOS có tốc độ nhanh hơn, thân thiện, dễ làm quen và độ ổn định cao hơn, tuy nhiên khả năng tương thích với các thiết bị ngoại vi khác lại khó khăn hơn và số lượng phiên bản phần mềm dành cho nó vẫn còn khá hạn chế.
– Linux: Linux là hệ điều hành có tính linh hoạt cao nên có thể hoạt động mượt mà trên hầu hết các server và siêu máy tính. Linux nổi bật với khả năng khai thác phần cứng hiệu quả, nền tảng mã nguồn mở và miễn phí, hoạt động mượt mà trên cả những thiết bị có cấu hình yếu,…
Trên đây là tất cả những thông số kỹ thuật quan trọng của laptop mà bạn cần phải biết trước khi quyết định mua laptop. Các thông số kỹ thuật sẽ giúp bạn lựa chọn được một chiếc máy tính phù hợp nhất, tốt nhất.
Thiết kế
Ngoài những thông số kỹ thuật cơ bản của Laptop thì thiết kế cũng đóng một phần rất quan trọng, nó thể hiển phong thái tính cách của người sở hữu. Vì thế khi đã nắm rõ những thông thông kỹ thuật của laptop điều còn lại là bạn nên chọn mẫu laptop có thiết kế đẹp phù hợp với mình.
Chúc bạn sớm tìm được người bạn đồng hành trong mọi nhu cầu công việc cũng như giải trí tốt nhất.