Hướng dẫn lựa chọn laptop chuẩn cho ngành lập trình và đồ họa 2D
Trong thời đại công nghệ số như ngày nay thì ngành lập trình phần mềm và thiết kế đồ họa mảng 2D là một trong những ngành đang rất là hot. Có thể thấy rằng mọi thứ chúng ta sử dụng hàng ngày đều có liên quan đến 2 ngành này. Vậy để làm được 2 ngành này thì chúng ta cần chuẩn bị máy tính như thế nào? COHOTECH sẽ hướng dẫn cho các bạn ngay dưới đây nhé.
1) Tổng thể ngoại hình máy
Kích cỡ
Hãy chọn chiếc laptop có màn hình từ 15 inch trở lên để bạn có thể mở rộng được góc nhìn hơn, mặc dù máy 13, 14 inch có thể đã đủ nhu cầu của bạn nhưng màn hình to vẫn là một lợi thế khá lớn trong lúc làm việc.
Trọng lượng
Tùy vào từng hãng, từng model mà trọng lượng có sự thay đổi khác nhau. Nếu bạn không cần đem máy đi quá nhiều thì bạn có thể chọn bất cứ chiếc laptop nào mà bạn muốn, nhưng trong trường hợp ngược lại thì bạn nên chọn cho mình một chiếc laptop mỏng và nhẹ để tiện cho việc di chuyển nhiều.
Màu sắc
Màu sắc của laptop hiện tại khá là đa dạng và có những màu đã làm nên đặc trưng của từng hãng như Lenovo với tông màu chủ đạo là màu đen, Dell thì với màu bạc trắng,…Tùy vào sở thích của mỗi người nha.
2) Cấu hình như thế nào là hợp lý?
Bộ vi xử lý trung tâm (Central Processing Unit (CPU))
Có thể nói là ngành lập trình với ngành độ họa 2D là 2 ngành có tính chất đánh thẳng vào phần CPU của laptop. Vì không liên quan đến 3D nên mọi thứ hầu như không liên quan tới card đồ họa hoặc là rất ít và mọi thứ chủ yếu được xử lý ở phần CPU này. Vì tính chất đó nên bạn cần phải cân nhắc khá kĩ ở phần CPU này, nên chọn những con CPU khỏe có xung nhịp cao, nhiều nhân, nhiều luồng để chạy được ổn định nhất. Theo COHOTECH đề xuất thì bạn nên chọn những CPU đời cao như Core i7 gen 7 trở lên hoặc Ryzen 5 gen 7 trở lên, đặc biệt là các bạn tránh mua dòng CPU có hậu tố U vì dòng này là dòng siêu tiết kiệm điện nên hiệu năng sẽ khá yếu không phù hợp cho những công việc nặng.
Bộ nhớ đệm (Random Access Memory (RAM))
Đây là những công việc khá tốn bộ nhớ đệm nên việc trang bị 16 GB RAM cho chiếc laptop của bạn là điều khá cần thiết vì bạn không muốn bị crash khi đang làm việc đâu nhỉ. Việc máy bạn nhiều RAM là tốt vì nó giúp bạn chạy đa tác vụ mượt hơn, ngoài phần mềm các bạn đang sử dụng thì cũng có một số thứ chạy ẩn của Windows, các phần mềm support cho laptop của bạn,…Bởi vậy nếu có điều kiện thì các bạn hãy cứ nâng cấp RAM thoải mái vì có lợi cho laptop của bạn mà.
Ổ cứng (Storage)
Ngành lập trình và thiết kế đồ họa là những ngành mà bạn phải cài đặt khá nhiều package để phục vụ cho nhu cầu công việc của mình. Vậy thì bao nhiêu GB ổ cứng là đủ? Theo mình thì ổ cứng 512 GB là đã đủ để đáp ứng nhu cầu của các bạn rồi, nhưng để về lâu về dài thì các bạn nên sắm cho mình ổ cứng nhiều dung lượng hơn khoảng đâu đó 1 hay 2 TB gì đó để có thể thoải mái mà không cần phải nâng cấp thêm nữa.
Card màn hình (Video Graphics Card (VGA))
Card rời có vẻ không cần thiết lắm trong những lĩnh vực như thế này vì card rời chỉ hoạt động tốt trong mảng 3D, render video,…Nhưng mình vẫn khuyến khích các bạn mua máy có card rời vì đôi lúc các bạn sẽ cần đến nó đó. Ví dụ như là bạn xuất ra một màn hình lớn thì card rời sẽ xuất ổn hơn card onboard, hay là lúc chơi game giải trí thì card rời lại là một thứ không thể thiếu giúp trải nghiệm game của các bạn trở nên tốt hơn.
Quạt tản nhiệt (Fan)
Quạt tản nhiệt đã được nhà sản xuất thiết kế theo từng model, từng phân khúc nên mọi người không cần quá bận tâm đến vấn đề này. Nếu máy bạn không có card rời thì chắc chắn quạt của máy bạn sẽ nhỏ và gọn hơn rất nhiều so với máy có card rời. Điều bạn cần chú ý nhất ở đây là vệ sinh định kì quạt, tránh tình trạng để bụi bẩn bám vào cánh quạt làm giảm tốc độ quay của quạt
Màn hình (Monitor)
Với công việc phải tiếp xúc lâu với màn hình máy tính và đặc biệt là nếu bạn làm về mảng đồ họa thì màn hình là thứ rất quan trọng vì màn hình phải chuẩn mới cho ra màu sắc, độ sáng chuẩn được. Ở đây, bạn nên chú ý đến yếu tố “sRGB” và “Nit”. Vậy “sRGB” là gì? “Nit” là gì? Nói một cách đơn giản cho các bạn dễ hiểu thì sRGB là độ phủ màu trên màn hình, Nit là độ sáng màn hình của các bạn . Độ phủ màu, độ sáng càng cao thì chất lượng màu, hình ảnh của các bạn càng chính xác, càng đẹp. Một màn hình chuẩn sẽ giúp bạn không bị mỏi mắt khi làm việc lâu vậy nên hãy lựa chọn những màn hình có độ phủ màu, độ sáng càng cao càng tốt nhé, nó sẽ giúp ích cho công việc của các bạn rất nhiều đó.
Bàn phím (Keyboard)
Coder là những người tiếp xúc với bàn phím rất nhiều nên việc tìm một cảm giác gõ phím thoải mái và phù hợp trên laptop là điều khá khó. Qua những đánh giá của người dùng thì mình thấy đa phần người sử dụng đều đánh giá bàn phím của Lenovo Thinkpad là bàn phím laptop đem lại cảm giác gõ tốt nhất. Nhưng còn tùy vào bản thân các bạn phù hợp với form phím như thế nào nữa, nếu các bạn tìm một bàn phím có hành trình phím dài, cảm giác bấm chắc tay thì Lenovo là một lựa chọn tốt. Ngược lại nếu các bạn tìm những bàn phím có hành trình phím ngắn, cảm giác bấm nhẹ tay thì các bạn có thể chọn các hãng như Dell, Asus, Acer,…
Loa (Speaker)
Loa laptop không được đánh giá cao lắm trong việc giải trí như nghe nhạc hay xem phim nhưng cũng rất hữu ích trong trường hợp bạn làm việc ở bên ngoài. Nếu bạn muốn cải thiện chất lượng âm thanh thì bạn nên sắm thêm một bộ loa hay tai nghe ngoài nha.
Vài bổ sung để hỗ trợ công việc tốt hơn
Ngoài những thứ được trang bị trên laptop thì những thiết bị ngoài cũng là điều cần thiết giúp bạn hoàn thành công việc một cách dễ dàng hơn đó.
1) Chuột, bàn phím rời
Đôi khi cảm giác gõ bàn phím laptop không đủ thỏa mãn bạn và lúc này, những chiếc bàn phím cơ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Đa phần mình thấy các bạn Coder đều sở hữu riêng cho mình một chiếc bàn phím cơ được mod theo ý riêng. Ngoài ra sẽ trường hợp nhiều người không quen sử dụng touchpad vì đã quen cảm giác cầm nắm chuột rồi nên việc trang bị thêm một con chuột ngoài cũng là điều hay.
2) Loa và tai nghe để cải thiện chất lượng âm thanh
Nhằm mục đích nâng cao việc giải trí trên laptop thì mình khuyên là các bạn nên đầu tư thêm loa hoặc tai nghe để có trải nghiệm âm thanh tốt hơn
3) Sử dụng thêm màn hình lớn
Những dòng code dài ngoằng, những tấm hình phải phóng to nhỏ liên tục làm bạn cảm thấy không thoải mái? Hãy trang bị thêm cho mình một chiếc màn hình ngoài to hơn để có thể nhìn bao quát được toàn bộ, giúp bạn nhanh chóng hoàn thành công việc một cách nhanh và tốt nhất
4) Hỗ trợ tản nhiệt
Có thể trong quá trình làm việc máy tính của bạn cũng sẽ hơi nóng. Để giảm bớt tình trạng đó thì bạn hãy trang bị thêm đế tản nhiệt ngoài để hỗ trợ phần nào đó giảm bớt nhiệt độ máy tránh trường hợp máy nóng trở nên giật lag.
KẾT LUẬN: Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho các bạn lựa chọn được một chiếc laptop làm lập trình và thiết kế đồ họa 2D ưng ý nhất phù hợp với công việc của mình. Nếu bạn chưa biết nên chọn mua laptop ở đâu thì hãy ghé ngay COHOTECH.VN nhé