blog, Laptop

Mẹo giúp bạn chọn được laptop workstation ưng ý nhất

Nếu bạn là kiến trúc sư, nhà thiết kế, editor,…thì chắc hẳn các bạn cũng đã từng băn khoăn trong việc lựa chọn công cụ để phục vụ cho công việc của mình phải không nào? Làm sao để lựa cho mình được một chiếc laptop đủ mạnh để có thể đem đi làm việc mọi lúc, mọi nơi mình cần? Để COHOTECH hướng dẫn các bạn cách làm sao để có một lựa chọn tối ưu nhất trong dòng máy workstation nhé.

Cũng như lựa chọn các dòng laptop khác, đầu tiên cái chúng ta cần chú ý đó chính là

1)  Tổng thể ngoại hình máy

Kích cỡ

Máy trạm sẽ thường được thiết kế với tỉ lệ màn hình là 15 inch trở lên và việc những chiếc máy này được gọi là to xác thì cũng không có gì là lạ. Hiện tại thì có một số model được thiết kế khá mỏng, rất tiện lợi cho việc đi lại. Mình đoán là trong tương lai dòng máy trạm này có thể sẽ còn mỏng hơn nữa

Trọng lượng

Những series máy trạm cũ như Dell Precision M4800, M6800 thì cứ phải gọi là “ối dồi ôi” luôn vì nó rất nặng, việc đem đi đem về là điều cực kì khó khăn ở thời điểm đó. Sau nhiều lần cải tiến thì hiện nay trọng lượng của máy trạm có thể gọi là được giảm một nữa rồi trong khi hiệu năng cũng cao hơn. Vậy nên các bạn hãy cân nhắc về khoản này nếu như công việc của các bạn cần đem máy đi nhiều nhé.

Màu sắc

Khá nhiều màu sắc ở dòng này cho bạn lựa chọn như đen, xám, bạc trắng,…Tùy vào công việc mà mình có gợi ý như là nếu bạn thường xuyên phải đem máy ra công trình thì nên chọn màu tối như đen để nếu có bị bụi bẩn hay trầy xước thì nhìn sẽ đỡ hơn những màu sáng. Còn nếu công việc của bạn không cần phải đem máy đến những nơi bụi bặm thì bạn có thể chọn những màu sáng vì nó trông khá sang và đẹp.

2) Tối ưu cấu hình máy

Bộ vi xử lý trung tâm (Central Processing Unit (CPU))

Chắc chắn trong phân khúc máy trạm thì cái tên Xeon là một cái tên được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn hàng đầu rồi. Hiệu năng là thứ không cần phải bàn cãi khi Xeon có thể giải quyết được những kèo như render 2D, dựng bản vẽ công trình,…một cách dễ dàng và bỏ xa đội đỏ là AMD trên mảng phân khúc laptop workstation. Có thể những series như Core i7, Core i9, Ryzen 7, Ryzen 9,..hiệu năng dư sức cho bạn sử dụng nhưng mà để tối ưu được toàn bộ sức mạnh trong mảng đồ họa nặng này thì chắc chắn Xeon là một lựa chọn hợp lý.

Bộ nhớ đệm (Random Access Memory (RAM))

Với công việc tốn nhiều tài nguyên phần cứng thì việc trang bị nhiều RAM trên những chiếc laptop workstation là điều hoàn toàn bình thường. Trong khi laptop trong phân khúc văn phòng chỉ cần đâu đó khoảng 4 – 8 GB RAM là đủ đáp ứng nhu cầu công việc rồi thì những chiếc máy chiến này lại phải trang bị tối thiểu là 16 GB để có thể xử lý được công việc một cách mượt mà. Sẽ chẳng ai ý kiến gì nếu bạn gắn 32, 64, thậm chí là 128 GB RAM trong những con máy trạm như thế này vì đó là điều cần thiết để giúp máy có đủ tài nguyên để xử lý nhu cầu công việc của bạn.

Ổ cứng (Storage)

Tùy vào công việc của các bạn cần lưu trữ nhiều hay ít, hãy lựa chọn ổ cứng thật hợp lý để tránh tình trạng bị đầy ổ cứng khiến máy tính rơi vào tình trạng chạy chậm, giật lag. COHOTECH có một lời khuyên nhỏ là đối với các dòng máy trạm thì các bạn nên trang bị cho mình trung bình khoảng 1 TB ổ cứng trở lên để thoái mái lữu trữ phần mềm và dữ liệu vì mình thấy những thứ này khá tốn dung lượng đó. Mẹo nhỏ là vì file nặng nên nếu bạn lưu trữ ở ổ SSD thì file sẽ load nhanh hơn ổ HDD.

Card màn hình (Video Graphics Card (VGA))

Có rất nhiều dòng card dành cho phân khúc máy trạm như series Quadro, Geforce, FirePro, RX…Trong số những cái tên này thì có lẽ Quadro đã khẳng định được vị thế của mình từ rất lâu trong phân khúc máy trạm này rồi. Người ta thường nói là Xeon + Quadro là combo hủy diệt ở phân khúc này nên có rất nhiều người lựa chọn dòng card Quadro để hỗ trợ công việc của mình. Series Geforce GTX, RTX, RX cũng rất khỏe nhưng vì đây là phân khúc được nVIDIA sản xuất nhắm đến phân khúc gamer nên chức năng chủ yếu của dòng card này là hỗ trợ cho các tựa game, nếu sử dụng để làm việc thì nó sẽ không được tối ưu hết hiệu năng và khá là phí. Series FirePro của AMD cũng là một trong những dối thủ đối đầu trực tiếp với Quadro trong phân khúc máy trạm, hiệu năng khá ổn định nhưng lại hơi nóng so với Quadro. Hãy thử trải nghiệm để đánh giá đâu là thứ phù hợp mình nhé.

Quạt tản nhiệt (Fan)

Cũng giống như phân khúc gaming, quạt tản nhiệt của những con workstation này cũng khá to để tản nhiệt tốt hơn. Việc bạn sử dụng những phần mềm nặng như đồ họa 3D, dựng bản vẽ,…thì việc máy bị nóng là điều bắt buộc phải có và lúc đó công dụng của những chiếc quạt này sẽ phát huy công dụng

Màn hình (Monitor)

Nếu bạn làm về mảng đồ họa thì màn hình là thứ rất quan trọng vì màn hình phải chuẩn mới cho ra màu sắc, độ sáng chuẩn được. Ở đây, bạn nên chú ý đến yếu tố “sRGB” và “Nit”. Vậy “sRGB” là gì? “Nit” là gì? Nói một cách đơn giản cho các bạn dễ hiểu thì sRGB là độ phủ màu trên màn hình, Nit là độ sáng màn hình của các bạn . Độ phủ màu, độ sáng càng cao thì chất lượng màu, hình ảnh của các bạn càng chính xác, càng đẹp. Vậy nên hãy lựa chọn những màn hình có độ phủ màu, độ sáng càng cao càng tốt nhé, nó sẽ giúp ích cho công việc của các bạn rất nhiều đó

Bàn phím (Keyboard)

Đối với người làm đồ họa thì bàn phím có vẻ không quan trọng lắm vì đã có những thiết bên ngoài khác hỗ trợ và cũng không cần nhập liệu gì nhiều như dân văn phòng. Vì vậy bạn chỉ cần lựa chọn bàn phím có form phù hợp, không bị liệt phím, không bị delay là được

 

Loa (Speaker)

Đây có thể là một bộ phận không cần thiết lắm trong phân khúc này vì đa số không cần động chạm đến âm thanh nhiều, nếu có thì chắc chắn bạn phải trang bị loa ngoài vì cơ bản loa laptop cũng chỉ sử dụng “chống cháy” trong trường hợp bạn ra ngoài. Tuy nhiên, bạn vẫn phải lựa chọn thật kĩ càng nhé, hãy đảm bảo là loa không bị quá nhỏ hoặc rè là ổn.

Vài mẹo nhỏ hỗ trợ tốt hơn khi sử dụng máy trạm

Khi những thứ được trang bị trên laptop vẫn chưa thỏa mãn được như cầu làm việc của bạn thì những lời khuyên dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn khá nhiều đó. Hãy cùng tham khảo nhé

1) Trang bị thêm những thiết bị ngoài điều khiển ngoài (chuột, bàn phím, các thiết bị chuyên dụng)

Nếu bạn cảm thấy bị hạn chế khi sử dụng bàn phím và touchpad của laptop thì việc bạn nên làm lúc này là sắm thêm các thiết bị ngoài. Bản thân cũng là người dùng thì mình thấy bàn phím và chuột rời luôn luôn đưa lại cho mình cảm giác thoải mái hơn khi thao tác. Ngoài ra như các bạn làm về mảng đồ họa, dựng phim,…thì còn có những thiết bị chuyên dụng riêng nữa và điều đó sẽ tiện cho các bạn thao tác hơn rất nhiều

2) Âm thanh chuẩn là điều cần thiết (loa, tai nghe, mic)

Những công việc chuyên về âm thanh thì việc đầu tư thêm loa, tai nghe, mic ngoài là điều phải có vì loa laptop sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu của các bạn như những dòng loa chuyên dụng khác. Nhưng cũng có những công việc không liên quan tới phần âm thanh thì loa laptop cũng đã là khá đủ để các bạn sử dụng rồi. Vậy nên tùy vào tính chất công việc mà các bạn hãy lựa chọn thật tốt cho mình nhé

3) Sử dụng thêm màn hình lớn

Những bản vẽ lớn mà xem trên màn hình nhỏ thì có vẻ hơi khó khăn nhỉ? Tại sao chúng ta không sử dụng thêm một màn hình lớn hơn nhỉ? Với những bạn làm về mảng xây dựng bản vẽ thì mình khuyên là các bạn nên sắm cho riêng mình màn hình rời nữa để có thể nhìn chi tiết và thoải mái hơn.

4) Sử dụng thêm tản nhiệt hỗ trợ ngoài

Làm nặng thì máy nóng là điều bình thường vậy nên nếu bạn muốn khắc phục tình trạng đó thì hãy sử dụng thêm những đế tản nhiệt ngoài nữa. Tuy là không triệt để lắm nhưng điều này có thể hỗ trợ được đâu đó thêm 50% khả năng tản nhiệt của máy nữa. Hãy cân nhắc về điều này nhé vì có vẫn tốt hơn không mà.

KẾT LUẬN: Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho các bạn lựa chọn được một chiếc laptop workstation ưng ý nhất phù hợp với công việc của mình. Nếu bạn chưa biết nên chọn mua laptop ở đâu thì hãy ghé ngay COHOTECH.VN nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *