Đồ họa 3D, edit video là những công việc đòi hỏi về mặt phần cứng khá là cao vậy nên nếu bạn chọn mua laptop để làm những công việc nặng như thế thì bài viết này sẽ là một sự tham khảo hữu ích giúp cho các bạn có thể đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho mình. Hãy cùng COHOTECH phân tích nhé
1) Tổng thể ngoại hình máy
Kích cỡ
Những laptop để làm 3D, edit video,…sẽ nằm ở phân khúc máy workstation. Cái chất của dòng máy này là thiết kế khá to (từ 15 inch trở lên) vì thế chất lượng phần cứng cũng được cải thiện hơn là khá nhiều so với những dòng máy phổ thông khác
Trọng lượng
Nặng là việc không thể tránh khỏi đối với những con máy làm nặng như thế này. Hiện tại thì cũng có rất nhiều mẫu workstation được thiết kế mỏng hơn nhưng trọng lượng vẫn chưa được tối ưu cho lắm
Màu sắc
Khá nhiều màu sắc ở dòng này cho bạn lựa chọn như đen, xám, bạc trắng,…Tùy vào công việc mà mình có gợi ý như là nếu bạn thường xuyên phải đem máy ra công trình thì nên chọn màu tối như đen để nếu có bị bụi bẩn hay trầy xước thì nhìn sẽ đỡ hơn những màu sáng. Còn nếu công việc của bạn không cần phải đem máy đến những nơi bụi bặm thì bạn có thể chọn những màu sáng vì nó trông khá sang và đẹp.
2) Tối ưu cấu hình máy
Bộ vi xử lý trung tâm (Central Processing Unit (CPU))
Chắc chắn một điều là khi bạn đã đụng đến mảng 3D, edit video thì việc laptop của bạn được trang bị Core i7 hay là Ryzen 7 là điều quá đỗi bình thường so với công việc bạn đang làm. Nhưng để tối ưu hơn thì đối với CPU của Intel thì bạn nên chọn dòng Xeon vì dòng này được Intel thiết kế chuyên dụng cho máy trạm và xử lý những công việc nặng nề. Về CPU của AMD thì bạn có thể sử dụng từ Ryzen 7 trở lên, với số nhân và số luồng vượt trội so với CPU của Intel vậy nên khả năng xử lý đa nhân đa luồng của CPU AMD cũng được cải thiện rõ ràng. Nếu có điều kiện thì việc bạn lựa chọn Ryzen 9 là một lựa chọn rất tốt vì đây là con hàng tốt nhất với hiệu năng cao nhất mà hiện tại AMD đang trang bị trên những con laptop đỉnh cao có giá thậm chí lên tới cả 100 triệu. Một điều bạn cần cân nhắc ở khoản này là vì CPU AMD xử lý theo hướng đa nhân đa luồng nên sẽ nóng hơn CPU Intel khá nhiều, vậy nên bạn cần cân nhắc bổ sung thêm tản nhiệt bên ngoài để đảm bảo cho máy của bạn luôn ổn.
Bộ nhớ đệm (Random Access Memory (RAM))
Với những công việc ngốn phần cứng như thế này thì bạn nên trang bị tối thiểu là 16 GB RAM để có thể đảm bảo rằng máy bạn sẽ không bị lag do thiếu RAM. Trung bình những máy workstation sẽ được trang bị 32 GB RAM để có thể đáp ứng được hiệu năng lâu dài và tất nhiên điều đó tốt cho máy tính của bạn mà thôi.
Ổ cứng (Storage)
Dung lượng 1 file vài GB thì có lẽ cũng là điều bình thường ở những ngành nghề khắc nghiệt như ED, edit video như thế này đúng không ạ? Vậy nên tùy vào công việc hiện tại của bạn mà hãy cân nhắc dung lượng trong máy của bạn. Theo COHOTECH thì bạn nên trang bị tối thiểu 1 TB trong những ngành nghề như thế này để tránh tình trạng ổ cứng bị đầy và trở nên giật lag trong khi sử dụng
Card màn hình (Video Graphics Card (VGA))
Về phân khúc card đồ họa rời thì chúng ta có 2 lựa chọn là series Quadro của Nvidia và series Radeon của AMD. Nhưng có vẻ theo mình thấy thì Quadro chiếm được thiện cảm của người sử dụng hơn Radeon vì hiệu năng khá ổn định trong phân khúc workstation. Với đa dạng phân khúc như Quadro seri M, P, RTX,…vậy nên Nvidia dễ tiếp cận với người tiêu dùng hơn so với AMD. Về hiệu năng thì cũng có thể nói là bên 9 bên 10 nên tùy vào các bạn trải nghiệm và đưa ra lựa chọn chính xác nhất cho bản thân mình nha.
Quạt tản nhiệt (Fan)
Quạt tản nhiệt to là điều bắt buộc phải có trên những con máy làm công việc nặng. Tùy vào từng hãng và từng dòng máy, trung bình thì là 2 quạt nhưng có con cũng có thể có tới 4 quạt tản nhiệt. Càng nhiều quạt tản nhiệt thì nhiệt độ máy tính của bạn càng mát và điều đó sẽ giúp cho công việc của bạn thực hiện được mượt mà hơn
Màn hình (Monitor)
Trong việc dựng bản vẽ, thiết kế 3D và đặc biệt là những bạn edit video, dựng clip thì việc màn hình phải có độ phân giải sắc nét thì màu sắc cũng phải chuẩn chỉnh mới cho ra video đẹp được. Vậy như thế nào được gọi là màn hình tốt? Là màn hình mà có độ sáng, độ phủ màu cao, khả năng lọc ánh sáng xanh tốt. Khi nói về màn hình thì bạn có thắc mắc nits, sRGB, IPS là gì không? Để nói một cách dễ hiểu nhất thì nits là đơn vị đo độ sáng của màn hình, độ nits càng cao thì màn hình của bạn càng sáng. sRGB là độ phủ màu của màn hình, tỉ lệ càng cao thì màn hình của bạn phủ màu càng chính xác và càng đẹp. IPS là tấm nền của màn hình, tấm nền này sẽ giúp lọc ánh sáng xanh tốt hơn và bảo vệ mắt bạn tối ưu hơn. Vậy nên các bạn hãy chọn cho mình một màn hình thật chuẩn để bảo vệ mắt mình tốt nhất nhé.
Bàn phím (Keyboard)
Đa phần mình thấy các bạn làm bên mảng đồ họa như thế này thường có những thiết bị chuyên dụng sử dụng ở ngoài và khá ít khi xài bàn phím trong lúc làm việc, nhưng đừng vì điều đó mà các bạn bỏ quên việc lựa chọn cho mình chiếc bàn phím tốt. Tùy vào cảm giác tay của mỗi người mà có người sẽ chọn những bàn phím có hành trình ngắn, độ bấm nhẹ và ngược lại. Nói gì thì nói, bàn phím luôn là thứ thiết yếu trên chiếc laptop của bạn vậy nên hãy chắc chắn rằng chiếc bàn phím bạn lựa không bị liệt hoặc chạm nhé
Loa (Speaker)
Loa laptop luôn là thứ công cụ phòng bị hiệu quả trong trường hợp bạn làm việc ở bên ngoài. Mặc dù chất lượng chỉ nằm ở mức trung bình thôi nhưng bạn cũng nên trang bị cho mình một bộ loa laptop tốt, tránh trường hợp bị rè hoặc nhỏ quá mức nhé.
Nâng cao hiệu quả công việc với thiết bị ngoài
Khi những thứ được trang bị trên laptop vẫn chưa thỏa mãn được như cầu làm việc của bạn thì những lời khuyên dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn khá nhiều đó. Hãy cùng tham khảo nhé
1) Trang bị thêm những thiết bị ngoài điều khiển ngoài (chuột, bàn phím, các thiết bị chuyên dụng)
Nếu bạn cảm thấy bị hạn chế khi sử dụng bàn phím và touchpad của laptop thì việc bạn nên làm lúc này là sắm thêm các thiết bị ngoài. Bản thân cũng là người dùng thì mình thấy bàn phím và chuột rời luôn luôn đưa lại cho mình cảm giác thoải mái hơn khi thao tác. Ngoài ra như các bạn làm về mảng đồ họa, dựng phim,…thì còn có những thiết bị chuyên dụng riêng nữa và điều đó sẽ tiện cho các bạn thao tác hơn rất nhiều
2) Âm thanh chuẩn là điều cần thiết (loa, tai nghe, mic)
Những công việc như edit video, dựng clip,…thì việc đầu tư thêm loa, tai nghe, mic ngoài là điều phải có vì loa laptop sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu của các bạn như những dòng loa chuyên dụng khác. Nhưng cũng có những công việc không liên quan tới phần âm thanh thì loa laptop cũng đã là khá đủ để các bạn sử dụng rồi. Vậy nên tùy vào tính chất công việc mà các bạn hãy lựa chọn thật tốt cho mình nhé
3) Sử dụng thêm màn hình lớn
Những bản vẽ lớn mà xem trên màn hình nhỏ thì có vẻ hơi khó khăn nhỉ? Tại sao chúng ta không sử dụng thêm một màn hình lớn hơn nhỉ? Mở rộng tầm nhìn và nâng cao hiệu quả trong công việc thôi nào
4) Sử dụng thêm tản nhiệt hỗ trợ ngoài
Làm nặng thì máy nóng là điều bình thường vậy nên nếu bạn muốn khắc phục tình trạng đó thì hãy sử dụng thêm những đế tản nhiệt ngoài nữa. Tuy là không triệt để lắm nhưng điều này có thể hỗ trợ được đâu đó thêm 50% khả năng tản nhiệt của máy nữa. Hãy cân nhắc về điều này nhé vì có vẫn tốt hơn không mà.
KẾT LUẬN: Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho các bạn lựa chọn được một chiếc laptop workstation ưng ý nhất phù hợp với công việc của mình. Nếu bạn chưa biết nên chọn mua laptop ở đâu thì hãy ghé ngay COHOTECH.VN nhé