blog

Tìm hiểu thêm về công nghệ QD-OLED: Thiết lập màn hình chơi game hoàn hảo

Công nghệ màn hình thay đổi với tốc độ chóng mặt, và chúng ta đã đi một chặng đường dài từ màn hình CRT truyền thống với mặt sau dày cộm. Mặt khác, nhịp độ phát triển nhanh chóng cũng khiến cho các game thủ và người dùng chuyên nghiệp có thể theo sát những tiến độ đạt được, nhất là khi phải chọn mua cho mình mẫu màn hình tiếp theo.
Dòng màn hình QD-OLED mới của MSI kết hợp cả hai công nghệ để mang lại trải nghiệm hình ảnh tuyệt đẹp với mức độ tương phản ấn tượng và màu đen hoàn hảo của công nghệ OLED mà không phải hy sinh độ sáng cũng như màu sắc sống động, và độ chính xác màu sắc.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sự khác biệt giữa các công nghệ tấm nền đang có trên thị trường hiện nay và xem chúng có gì khác biệt so với màn hình QD-OLED mới nhất.

1. Tìm hiểu các loại màn hình: LED vs. LCD vs. OLED vs. QD

Bạn có thể phát hiện ra rằng mình đang phải sử dụng vô số thuật ngữ kỹ thuật rắc rối khi đang cố gắng tìm mua màn hình tốt nhất cho hệ thống máy của mình. Nếu các thuật ngữ như LED, LCD, v.v. còn xa lạ với bạn, đừng lo lắng; chúng tôi sẽ giúp bạn khám phá thế giới màn hình và các loại tấm nền theo cách dễ dàng.

2. Màn hình LCD và Màn hình LED: Thuật ngữ còn lại của công nghệ xưa cũ

Khi nói đến LCD là ta đề cập đến bất kỳ mẫu màn hình sử dụng lớp tinh thể lỏng trong tấm nền, đó là lý do chúng có tên – Màn hình tinh thể lỏng (Liquid Crystal Display). Màn hình LCD thường sử dụng một lớp tinh thể lỏng được kẹp giữa các lớp khác.
Đây là hình ảnh của ViewSonic minh họa các lớp trong màn hình LCD thông thường.
Nguồn sáng (lớp ngoài cùng bên trái) cho biết công nghệ đèn nền nào được sử dụng để chiếu sáng cho màn hình của bạn. Màn hình LCD thế hệ cũ hơn sử dụng đèn huỳnh quang cathode lạnh, trong khi màn hình LCD mới hơn sử dụng Đi-ốt phát sáng (Light Emitting Diodes – LED).
Đèn LED (Light Emitting Diodes) là một chất bán dẫn phát sáng khi có dòng điện chạy qua.
Vậy, trên thực tế thì màn hình ‘LED’ là gì?
Vâng, đó là tên tiếp thị được đặt cho tất cả màn hình LCD sử dụng công nghệ đèn nền LED.
Đừng hiểu lầm rằng cách đặt tên kiểu này không cần thiết vì trên thực tế đó là sự khác biệt giữa hai công nghệ ở đúng thời điểm đó. Tuy nhiên, đèn huỳnh quang không còn được sử dụng trong màn hình trong thời đại ngày nay nữa thì cả hai khái niệm màn hình LED và màn hình LCD đều thể hiện CÙNG một sản phẩm.

Tìm hiểu công nghệ IPS, TN và VA

Được rồi, nếu bây giờ Màn hình LCD và Màn hình LED giống nhau thì các thuật ngữ như màn hình IPS, TN và VA thể hiện điều gì? Nói đơn giản thì, tất cả chúng đều là các công nghệ màn hình LCD.
Tên gọi này chỉ ra cách các phần tử tinh thể lỏng của lớp LCD được điều khiển để có được kết quả mong muốn.
Dưới đây là so sánh tương quan giữa các loại màn hình LCD này với nhau:
  • Tấm nền IPS (In-Plane Switching): Các tấm nền loại này sử dụng các phần tử tinh thể lỏng xếp song song với lớp kính.
  • Tấm nền TN (Twisted Nematic): Tấm nền TN là một trong những loại tấm nền LCD lâu đời nhất và chỉ dựa trên một lớp tinh thể lỏng được điều khiển xoắn 90 độ.
  • Tấm nền VA (Vertical Alignment): Những tấm này sử dụng tinh thể lỏng được sắp xếp theo chiều dọc.

Mỗi loại tấm nền màn hình LCD này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Ví dụ: IPS mang lại độ chính xác màu sắc tốt nhất, tấm nền VA mang lại độ tương phản tuyệt vời, trong khi tấm nền TN mang lại thời gian phản hồi nhanh nhất.

3. Tìm hiểu về màn hình OLED: Chỉ thêm một chữ O vào bên cạnh từ LED

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, màn hình LED mang ý nghĩa chỉ thị công nghệ đèn nền được sử dụng trong màn hình. Tương tự, cách gọi màn hình OLED cũng cho biết (không hoàn toàn chính xác) công nghệ đèn nền được sử dụng bên trong màn hình, tức là màn hình sử dụng Đi-ốt phát sáng hữu cơ (Organic Light Emitting Diodes-OLED).
Đèn LED thông thường được sản xuất bằng vật liệu tạo ra ánh sáng vô cơ (silicon, gali, v.v.), trong khi OLED lại sử dụng vật liệu hữu cơ (dựa trên nền các hợp chất carbon).
Mặc dù chúng tôi đang cố tạo ra các mẫu đèn LED nhỏ hơn nhưng chúng tôi vẫn chưa đạt đến mức chúng đủ nhỏ để chiếu sáng cho từng pixel riêng lẻ. Ngoài ra, đèn LED cần có bộ lọc màu để hiển thị nhiều màu vì đèn nền LED chỉ có thể phát ra một màu duy nhất.
Mặt khác, các chấm OLED có khả năng tự phát sáng. Điều này có nghĩa là mỗi điểm ảnh (pixel) có thể được điều khiển và ‘tắt’ riêng lẻ – đem tới độ tương phản và mức độ màu đen vượt trội hơn nhiều. Hơn nữa, chúng còn có thể hiển thị nhiều màu sắc mà không cần bộ lọc màu!
Tuy nhiên, công nghệ OLED không thực sự hoàn hảo vì chúng không đủ sáng để mang lại trải nghiệm sống động trong môi trường có nhiều ánh sáng.

4. Công nghệ QD hay Quantum Dot (Chấm lượng tử) là gì?

Chấm lượng tử là các hạt bán dẫn có kích thước cực nhỏ (đường kính 2-10 nanomet) có đặc tính quang và điện độc đáo do kích thước của chúng. Một trong những ứng dụng thú vị nhất của hạt này là từ mối quan hệ giữa kích thước và màu sắc của Chấm lượng tử.
Kích thước của hạt bán dẫn này có thể được tinh chỉnh bằng cách thay đổi mức năng lượng cung cấp cho chúng. Như bạn có thể thấy trong hình trên, khi kích thước của chúng thay đổi, chúng có thể phát ra nhiều màu sắc cần thiết cho màn hình.
Người ta có thể tinh chỉnh các màu sắc này ở mức độ cao nên việc sử dụng Chấm lượng tử trong màn hình sẽ mang lại hình ảnh tươi sáng và sống động mà không có bất kỳ công nghệ tiêu dùng nào khác có thể so sánh được.
Mặc dù màn hình LED thông thường đã sử dụng Chấm lượng tử trong nhiều năm nay nhưng chúng vẫn không thể khắc phục được một số nhược điểm như mức độ màu đen kém sâu, độ tương phản tương đối kém, v.v.
Tấm nền OLED đã giải quyết được hầu hết các vấn đề này nhưng lại vẫn tồn tại một số nhược điểm khác – cụ thể là mức độ sáng của màn hình thấp hơn và kéo theo đó là màu sắc kém rực rỡ hơn.

5. Kết hợp cả hai công nghệ QD và OLED: Mở đường cho chất lượng hình ảnh tuyệt đẹp

Nhờ vào kết hợp cả hai công nghệ này mà chúng tôi có thể kết hợp chất lượng hình ảnh sống động của công nghệ Chấm lượng tử với màu đen cực sâu của công nghệ OLED – cho phép màn hình QD-OLED hiển thị nhiều màu sắc ngoạn mục sống động mà không làm ảnh hưởng đến độ tương phản!
Màn hình QD-OLED sử dụng cấu trúc tương đối đơn giản so với màn hình LCD truyền thống – một lớp tự phát sáng (OLED) được đặt đằng sau lớp Chấm lượng tử QD để tạo màu.

6. Màn hình MSI QD-OLED liệu có vượt trội hơn so với màn hình thông thường?

Câu trả lời đơn giản là: Có.
Nhưng các mẫu màn hình này cũng có một số nhược điểm mà người sử dụng màn hình thông thường không cần phải lo lắng. Nhưng trước tiên, chính xác thì các mẫu màn hình này vượt trội như thế nào?
Rất đơn giản: chúng mang lại trải nghiệm tốt nhất về tính năng, hình ảnh và thông số kỹ thuật mà hầu hết game thủ, người sáng tạo nội dung và thậm chí cả người dùng thông thường quan tâm nhất.
  • Tầm số quét hình và thời gian phản hồi trên màn hình QD-OLED

Khi đề cập đến việc chơi các tựa game có nhịp độ nhanh dành cho thi đấu, một màn hình có tốc độ quét hình cao, phản hồi nhanh đã trở thành một trong những thiết bị cần có chứ không hề thừa thãi một chút nào. Và màn hình QD-OLED đã giải quyết được vấn đề này.
Nhờ vào công nghệ OLED thế hệ mới nhất, các mẫu màn hình QD-OLED của MSI có thể dễ dàng vượt qua các màn hình chơi game thông thường với thời gian phản hồi cực nhanh 0,03ms và tốc độ quét hình lên tới 360Hz để mang lại trải nghiệm chơi game mượt mà. Công nghệ Adaptive Sync tăng cường hơn nữa khả năng hiển thị trôi chảy bằng cách điều chỉnh tốc độ quét hình tương thích với tốc độ FPS trong tựa game của bạn.
  • Khả năng thể hiện màu sắc và góc nhìn: Khả năng thể hiện màu sắc và mức độ tương phản chưa từng có

Chấm lượng tử trong màn hình QD-OLED của MSI đem đến trải nghiệm màu sắc rực rỡ hơn, với độ sáng lẫn độ chính xác tái hiện màu sắc cao chưa từng có! Trên thực tế, tấm nền này có độ lệch màu Delta-E < 2 và khả năng hiển thị bao phủ 99% không gian màu DCI-P3 – đảm bảo độ bao phủ màu và độ chính xác màu tuyệt vời.
Tấm nền QD-OLED cũng có góc nhìn rộng hơn so với màn hình thông thường và có thể hiển thị màu sắc chính xác trên cả những màn hình phẳng kích thước lớn. Vì vậy, bạn có thể tự tin lựa chọn màn hình phẳng kích thước lớn mà không lo màu sắc bị sai khác ở các cạnh khi bạn ngồi ở khoảng cách hợp lý với màn hình.
Cuối cùng, là về độ tương phản: màn hình OLED có độ tương phản gần như vô hạn do tấm nền có thể ‘tắt’ từng pixel riêng lẻ. Điều này không chỉ nâng trải nghiệm hình ảnh HDR của bạn lên mức siêu thực mà còn đảm bảo độ rõ nét cao hơn ở các vùng và cảnh tối trong các tựa game mà bạn chơi.
  • Ưu tiên chăm sóc sức khỏe của bạn: Tính năng bảo vệ mắt và thiết kế công thái học

Mặc dù chơi game, giải trí và làm việc là một phần cuộc sống của game thủ nhưng bạn không nên đánh đổi sức khỏe của mình cho chúng. Các tính năng Bảo vệ mắt của MSI được phát triển để giúp trải nghiệm xem của bạn thoải mái hơn, ngay cả khi bạn sử dụng PC trong thời gian dài.
Lớp phủ chống phản xạ trên Màn hình QD-OLED của MSI giúp giảm thiểu độ loá do các nguồn sáng xung quanh bạn gây ra. Những luồng sáng làm loá màn hình này không chỉ khiến mắt bạn căng thẳng hơn mà còn cản trở tầm nhìn của bạn ra chiến trường.
Giảm ánh sáng xanh, như tên gọi cho thấy, công nghệ làm giảm lượng tiếp xúc với ánh sáng xanh khi bạn nhìn vào màn hình. Các chuyên gia tin rằng khi giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh, bạn có thể giảm hội chứng mỏi mắt do thiết bị kỹ thuật số và nâng cao chất lượng giấc ngủ của bản thân.
Những màn hình này còn được trang bị tấm nền chống nháy hình, giúp giảm căng thẳng cho mắt hơn nữa bằng cách loại bỏ hiện tượng nháy hình.

7. Dòng màn hình QD-OLED của MSI: Hãy tìm cho mình mẫu màn hình hoàn hảo!

Mọi người đều mong đợi có thể làm gì đó khác biệt cho dàn máy của mình và đó là nét đẹp trong việc lắp ráp và cá nhân hóa hệ thống phục vụ công việc hoặc chơi game của riêng bạn. MSI cung cấp nhiều tùy chọn màn hình QD-OLED mạnh mẽ – cho phép bạn tìm được tùy chọn tốt nhất cho không gian của mình!
Màn hình cong
MAG 341CQP QD-OLED: Độ phân giải UWQHD (2560×1440); Tần số quét hình 175Hz; Thời gian phản hồi GTG 0.03ms
MPG 491CQP QD-OLED (Sản phẩm đặt giải thưởng Đổi mới tại CES 2024): Độ phân giải DQHD (5120×1440); Tần số quét hình 144Hz; Thời gian phản hồi GTG 0.03ms
Màn hình phẳng
MPG 321URX QD-OLED: Độ phân giải UHD (4K); Tần số quét hình 240Hz; Thời gian phản hồi GTG 0.03ms
MAG 321UPX QD-OLED: Độ phân giải UHD (4K); Tần số quét hình 240Hz; Thời gian phản hồi GTG 0.03ms
MPG 271QRX QD-OLED: Độ phân giải WQHD (2560×1440); Tần số quét hình 360Hz; Thời gian phản hồi GTG 0.03ms
MAG 271QPX QD-OLED: Độ phân giải WQHD (2560×1440); Tần số quét hình 360Hz; Thời gian phản hồi GTG 0.03ms
Bất kể lựa chọn kích thước, tốc độ quét hình và độ cong nào, bạn đều được đảm bảo trải nghiệm QD-OLED siêu cao cấp với bất kỳ màn hình nào trong số này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *