blog, Laptop

Hướng dẫn phân biệt các độ phân giải của màn hình

Chắc chắn là ai cũng đã từng nghe những cụm từ như “Full HD”, “4K”,…nhưng có ai thắc mắc đó là gì không? Và những thông số đó sẽ khác nhau như thế nào? Hôm nay COHOTECH sẽ hướng dẫn cho các bạn cách phân biệt các tỉ lệ màn hình khác nhau để thuận tiện cho các bạn trong việc lựa chọn cho mình những chiếc laptop, màn hình máy tính, tv,…

Độ phân giải màn hình là gì?

Đầu tiên thì nói sơ qua lý thuyết một chút thì độ phân giải màn hình là số pixel trong mỗi chiều có thể được hiển thị. Ví dụ dễ hiểu hơn thì như tỉ lệ Full HD (1920 x 1080) thì tỉ lệ màn hình sẽ được tính là lấy “chiều rộng x chiều dài” và đơn vị sẽ là “pixel”. Tóm gọn lại là độ phân giải màn hình sẽ cho chúng ta biết được số lượng các điểm ảnh được hiển thị trên màn hình. Vậy độ phân giải của màn hình có giống với độ phân giải của máy ảnh không? Thật ra là chúng rất khác nhau vì đơn vị đo của máy ảnh là MP (Megapixel) còn của màn hình chỉ là pixel. Ví dụ, một máy ảnh có độ phân giải 10MP tức là nó có khả năng chụp được những bức ảnh chứa 10 triệu điểm ảnh.

Các độ phân giải hiện nay

Hiện nay thì đã có rất nhiều độ phân giải màn hình, và điều này sẽ tiếp tục được phát triển ở trong tương lai thêm nữa. Cùng nhau tham khảo một số tỉ lệ này nhé

Độ phân giảiTỉ lệ khung hìnhRộngDài
nHD16:9640360
SVGA4:3800600
XGA4:31024768
WXGA16:91280720
WXGA16:101280800
SXGA5:412801024
HD≈16:91360768
HD≈16:91366768
WXGA+16:101440900
HD+16:91600900
UXGA4:316001200
WSXGA+16:1016801050
FHD16:919201080
WUXGA16:1019201200
QWXGA16:920481152
QXGA4:320481536
UWFHD≈21:925601080
QHD16:925601440
WQXGA16:1025601600
UWQHD≈21:934401440
4K UHD16:938402160

Chất lượng hiển thị

Các bạn có bao giờ thắc mắc là tại sao màn hình 4k, 8K lại nhìn sắc nét và màu sắc đẹp hơn nhưng màn có độ phân giải thấp hơn không? Tại vì số pixel trên màn hình càng nhiều thì chất lượng hình ảnh và màu sắc sẽ càng nét, càng đẹp hơn. Đa phần độ phân giải phổ biến nhất ở hiện tại là FHD (1920 x 1080), đây là độ phân giải theo mình đánh giá là đủ đẹp, đủ nét đối với phân khúc điện thoại và laptop, còn với màn hình máy tính thì mình nghĩ nên trang bị màn hình khoảng từ QHD trở lên thì sẽ nét hơn vì màn hình máy tính khá to.

Một số đánh giá về độ phân giải màn hình

Độ phân giải thấp

Những độ phân giải như nHD, SVGA, XGA, WXGA, SXGA, HD, WXGA+, HD+ là những tỉ lệ thấp và chúng ta thường bắt gặp ở những màn hình điện thoại, màn hình laptop, màn hình máy tính, tivi đời cũ rất lâu rồi. Những tỉ lệ này sẽ không được nét, nhìn khá thô và màu sắc chỉ thể hiện được ở mức trung bình. Chắc chắn bạn sẽ có cảm giác rất mỏi mắt khi phải tiếp xúc lâu với những màn hình có độ phân giải này

Độ phân giải 1680 x 1050

Độ phân giải trung bình

Những độ phân giải cao hơn như UXGA, WSXGA+, FHD, WUXGA, QWXGA, QXGA, UWFHD thì sẽ cho ra được những hình ảnh sắc nét hơn, màu sắc đẹp hơn và chuẩn hơn. Có thể bạn không để ý nhưng khi sử dụng những màn hình có độ phân giải như thế này thì mắt bạn sẽ đỡ mỏi hơn rất nhiều những màn hình có độ phân giải thấp.

Độ phân giải 1920 x 1080

Độ phân giải cao

Ở phân khúc cao hơn với những độ phân giải như QHD, WQXGA, UWQHD, 4K UHD thì hình ảnh và màu sắc được thể hiện một cách mà người ta hay nói là “chân thực”. Với số lượng pixel khổng lồ sẽ đưa đến cho bạn những trải nghiệm về hình ảnh một cách thực tế nhất mà những độ phân giải khác không có được, những màn hình này cũng sẽ làm cho mắt bạn dễ chịu hơn khi sử dụng trong một thời gian dài. Đó là lý do vì sao mà những độ phân giải này thường được trang bị trên những màn hình tivi, màn hình laptop, màn hình máy tính đắt tiền là thế

Độ phân giải 2560 x 1440

KẾT LUẬN: Qua bài viết này COHOTECH hy vọng đã cung cấp được cho các bạn những kiến thức bổ ích giúp cho các bạn có thể lựa chọn cho mình một chiếc màn hình có độ phân giải đẹp. Nếu bạn muốn mua laptop, linh kiện và phụ kiện đi kèm thì hãy ghé ngay COHOTECH để được tư vấn nhiệt tình nhất và nhận thêm nhiều ưu đãi khác nữa nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *